Tìm Hiểu Về Khe Nhiệt
Đôi khi, chúng ta sẽ bắt gặp một số khe hở được gọi là khe nhiệt ở những công trình dân dụng, công cộng như cầu, đường, toà nhà… Những khe đó có mục đích gì, hãy cùng Dr. Home tìm hiểu để biết thêm về công dụng của nó!
Giới thiệu về khe nhiệt
Khe nhiệt, hay còn gọi là khe giãn nở nhiệt (khe co giãn), là một khoảng trống được thiết kế cố ý trong các cấu trúc xây dựng, nhằm mục đích giảm những tác động tiêu cực của sự giãn nở và co ngót do thay đổi nhiệt độ.
Xem thêm:
- Ván Khuôn Trong Thi Công Xây Dựng
- So Sánh Bê Tông Tươi Và Bê Tông Trộn Thủ Công
- Biện Pháp Phòng Tránh Sự Cố Công Trình Xây Dựng
Vai trò trong xây dựng
- Hạn chế nứt vỡ: Khi nhiệt độ thay đổi, các kết cấu xây dựng sẽ giãn nở hoặc co rút lại. Khe nhiệt giúp giải phóng ứng suất sinh ra do hiện tượng này, ngăn ngừa sự nứt vỡ trên kết cấu, đặc biệt là đối với các công trình có kích thước lớn.
- Chống thấm: Khe nhiệt được thiết kế với các vật liệu chống thấm chuyên dụng, giúp ngăn nước xâm nhập vào bên trong công trình, bảo vệ kết cấu khỏi tình trạng ẩm ướt, nấm mốc và hư hại.
- Cách âm, cách nhiệt: Khe nhiệt có thể được lấp đầy bằng các vật liệu cách âm, cách nhiệt, giúp giảm thiểu tiếng ồn và nhiệt độ truyền qua các kết cấu, tạo sự thoải mái cho người sử dụng.
- Phân chia tải trọng: Khe nhiệt giúp phân chia tải trọng đều đặn trên các phần khác nhau của công trình, ngăn ngừa tình trạng quá tải cục bộ, đảm bảo an toàn và độ bền cho công trình.
Các loại khe nhiệt
- Răng lược: đây là loại được dùng phổ biến nhất hiện nay. Nó có khả năng chịu độ lệch lên đến 240mm và được thiết kế dưới hai dạng chủ yếu là cân & lệch. Ưu điểm của loại này là lắp đặt & thay thế dễ dàng, tuổi thọ cao và sử dụng êm.
- Ray trượt: có ưu điểm gần giống với khe nhiệt dạng răng nhưng loại này thường được sử dụng cho các công trình xây dựng cầu cống vì khả năng chuyển vị, dao động từ 160 – 640mm.
- Cao su cốt thép: loại này có khả năng chuyển vị thấp dưới 100mm và độ bền kém. Nó là sự kết hợp của cốt thép luồn cao su vào bên trong và đặt tại các vị trí công trình có độ lún cao.
- Kim loại: được tạo nên từ chất liệu hợp kim nhôm và cốt thép nên nó còn có khả năng chắn rác và bụi bẩn bám ở khi sử dụng ở những tầng cao.
- Bê tông: dành cho các công trình cầu đường không đổ lớp nhựa dầu bên trên. Khe nhiệt bằng bê tông có độ co giãn thấp nhất trong tất cả các loại khe nhiệt hiện nay, chỉ cao không qua 40mm. Tuy nhiên, ưu điểm của loại này là tiết kiệm chi phí gia công.
Vật liệu để che lấp
-
Vật liệu mềm dẻo: Silikon, PU foam, băng keo… giúp khe nhiệt có thể giãn nở và co lại theo vật liệu.
-
Vật liệu cứng: Gỗ, nhựa… thường được sử dụng để lấp đầy khe nhiệt ở những vị trí cần độ cứng nhất định.
Vị trí lắp đặt
- Chỗ chuyển tiếp giữa các phần có kích thước hoặc vật liệu khác nhau: Ví dụ như giữa dầm và sàn, giữa tường và sàn, giữa hai khối nhà, v.v.
- Chỗ có sự thay đổi về hình dạng: Ví dụ như các góc nhọn, các điểm uốn cong, v.v.
- Chỗ có tải trọng tập trung: Ví dụ như vị trí đặt cột, trụ, v.v.
- Theo yêu cầu của các tiêu chuẩn xây dựng: Tùy vào kích thước, hình dạng và cấu trúc của công trình mà sẽ có quy định cụ thể về vị trí bố trí khe nhiệt.
Lưu ý khi thi công
-
Vị trí đặt: Vị trí của khe nhiệt cần được xác định chính xác dựa trên thiết kế của công trình và các yếu tố môi trường. Các khe nhiệt thường được đặt tại các vị trí chiến lược để tối ưu hóa khả năng co giãn.
-
Kích thước: Kích thước của khe nhiệt phụ thuộc vào loại vật liệu, kích thước và hình dạng của công trình, cũng như điều kiện môi trường. Các kỹ sư xây dựng thường sử dụng các công thức tính toán để xác định kích thước phù hợp.
-
Vật liệu lắp: Các vật liệu như băng cao su, nhựa bitum hoặc các chất liệu đàn hồi khác thường được sử dụng để lấp khe nhiệt. Những vật liệu này phải có khả năng co giãn tốt và chịu được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Công ty Xây dựng Doctor Home
- Mã số thuế: 0315058363
- Điện thoại: 0901.172.859
- Email: cskh.drhome@gmail.com
- Website: https://drhome.com.vn/
- Google Map Dr. Home : https://g.page/drhome1707
- Địa chỉ: 102 Đường 291 (Verosa Park), P. Phú Hữu, Thủ Đức
Nguồn ảnh: Internet