Menu

Ván Khuôn Trong Thi Công Xây Dựng

Trong thi công xây dựng thì ván khuôn là một sản phẩm quan trọng để tạo nên các kết cấu bê tông. Vậy chúng ta đã biết gì về dụng cụ hỗ trợ xây dựng này? Cùng Dr. Home tìm hiểu nhé!

Ván khuôn là gì?

Ván khuôn là khuôn mẫu tạm thời bằng gỗ, kim loại hoặc các vật liệu khác được gia công nhằm tạo hình thù các kết cấu bê tông hoặc bê tông cốt thép. Sau khi bê tông đông cứng sẽ được tháo ra để đem đi lắp ráp, xây dựng cho công trình.

Loại khuôn này còn được một số tài liệu chuyên môn khác gọi là hệ ván khuôn. Nó còn được người Việt chúng ta gọi là “cốp pha” do bắt nguồn từ tiếng Pháp là “coffrage”, còn tiếng Anh là “form-work” (khuôn công tác).

Cốp pha có 2 chức năng chủ yếu:

  • Chống lực đẩy của bê tông ướt và đảm bảo kích thước hình học theo thiết kế của cấu kiện bê tông
  • Quyết định chất lượng bề mặt bê tông

Có thể sản xuất ván khuôn tại nhà máy, công xưởng hoặc ngay tại công trình xây dựng và phải đáp ứng các yêu cầu quan trọng như sau:

  • Phải chế tạo đúng theo hình dạng, kích thước và vị trí của các bộ phận, kết cấu công trình
  • Phải kín khít để có thể chứa được vữa bê tông tươi và lỏng trong đó.
  • Phải bền, cứng, ổn định và không cong vênh.

Cong nhan Dr Home lap dat van khuon do be tong cot

Phân loại cốp pha

Có thể phân loại cốp pha theo nhiều loại khác nhau, căn cứ vào loại kết cấu sử dụng, cấu tạo, mức độ khó khăn trong thi công, vật tư sử dụng để sản xuất.

Cong tac cop pha cho nha pho Quan 10

Dựa vào loại kết cấu sử dụng

Nhóm khuôn đáy nằm (khuôn chịu lực):

  • Hệ ván khuôn đáy dầm, khuôn sàn
  • Hệ ván khuôn vòm và vỏ bê tông cốt thép

Nhóm khuôn thành đứng (khuôn không chịu lực):

  • Hệ cốp pha móng bê tông và bê tông cốt thép
  • Hệ cốp pha tường bê tông cốt thép
  • Hệ cốp pha cột bê tông cốt thép
  • Hệ cốp pha thành dầm
  • Hệ cốp pha kết cấu bê tông cốt thép đúc sẵn
  • Hệ cốp pha kết cấu bê tông khối lớn

Dựa vào độ khó khi thi công

Ván khuôn cố định

Ván khuôn định hình (luân lưu)

Ván khuôn di động (di động ngang, di động lên cao)

Ván khuôn ốp mặt

Ván khuôn đặc biệt

Dựa vào vật liệu sử dụng

Cốp pha bằng gỗ

Cốp pha bằng kim loại

Cốp pha bằng nhựa

Các loại ván khuôn thông dụng

Ván khuôn luân lưu

Ván khuôn luân lưu là những bộ cốp pha chế tạo định hình thành từng bộ, từng tấm tiêu chuẩn trong các nhà máy hoặc nhà xưởng. Khi đưa ra thi công ở công trình thì người công nhân liên kết các tấm hoặc các bộ phận với nhau bằng các phụ kiện thành hình dáng chuẩn xác để làm khuôn đổ bê tông. Sau khi bê tông đạt cường độ cho phép, khuôn sẽ được tháo ra để dùng cho những hạng mục kết cấu và công trình khác.

Ván khuôn gỗ kích thước nhỏ

Ván khuôn công cụ kích thước nhỏ

Ván khuôn tấm lớn

Ván khuôn tổ hợp

Ván khuôn di động

Cốp pha di động là loại ván khuôn không tháo rời từng bộ phận sau mỗi lần kết thúc công tác đúc bê tông mà để nguyên cả khuôn rồi di chuyển sang vị trí khác để đúc tiếp hạng mục kết cấu mới.

Cốp pha di chuyển ngang

Cốp pha leo

Cốp pha treo

Ván khuôn đặc biệt

Ván khuôn bể

Ván khuôn mặt

Ván khuôn cao su

Ván khuôn vỏ và vòm

Ván khuôn vĩnh cửu

Vỏ ván khuôn chất dẻo đơn hướng

Ván khuôn cho bê tông trang trí

Cốp pha cho bê tông trang trí có vai trò chủ yếu là để tạo những bề mặt thật hoàn mỹ của bê tông trang trí với hình dáng đẹp và có độ bền cao. Vì vậy nó phải đảm bảo sự chính xác về hình dáng, kích thước của những bộ phận công trình cần thực hiện. Bất kỳ sự hư hỏng, sai lệch nào cũng có thể bị cộng dồn từ tầng này đến tầng kia, kết quả cuối cùng sẽ dẫn dến sai số vượt quá giới hạn cho phép theo chiều thẳng đứng hay chiều ngang mà rất khó sửa chữa sau khi đã đổ bê tông xong.

Cốp pha trang trí bằng gỗ

Cốp pha trang trí bằng kim loại

Cốp pha trang trí bằng bê tông

Yêu cầu đối với công tác cốp pha

Công tác cốp pha phải phù hợp với các quy phạm hiện hành của các công tác có liên quan. Ngoài ra, khi thiết kế ván khuôn thì cần thiết kế theo các tiêu chuẩn thiết kế có liên quan.

Ván khuôn cần được sản xuất theo bản vẽ thiết kế. Đối với những dạng phức tạp, cần thực hiện đồng thời giữa thiết kế công trình và thiết kế sản xuất. Với những dạng cốp pha quen thuộc như cột, dầm, sàn cần thực hiện đầy đủ những quy định chung để đảm bảo các yêu cầu về kinh tế – kỹ thuật.

Trước khi sử dụng thì cốp pha cần được chuẩn bị ở ngoài công trình xây dựng theo thứ tự sử dụng.

Những cấu kiện và các phụ kiện kèm theo phải được gia công theo bản vẽ thiết kế, nghiệm thu thấy đạt yêu cầu mới cho xuất xưởng.

Ván khuôn mang đến công trình cần được chuẩn bị kỹ càng, đánh dấu từng cấu kiện ở vị trí dễ thấy, bằng sơn; sản phẩm phải hoàn chỉnh với các chi tiết kèm theo. Số lượng và thời gian dùng cốp pha phải đảm bảo yêu cầu thi công liên tục theo tiến độ xây dựng công trình.

Ván khuôn giàn giáo phải được sử dụng theo đúng quy định, có theo dõi. Sản phẩm nên được sử dụng lại, với số lần càng nhiều càng tốt. Đối với cốp pha gỗ phải dùng được từ 3-7 lần, cốp pha kim loại phải dùng được từ 50-200 lần. Để dùng được nhiều lần thì sau khi dùng xong phải được vệ sinh sạch sẽ, bôi dầu mỡ, để ở những nơi khô ráo. Gỗ dùng để sản xuất cốp pha thường là gỗ nhóm V-VIII.

Công tác ván khuôn cần được thực hiện theo dây chuyền sản xuất. Khi gia công cần bố trí hợp lý công cụ sản xuất, vật liệu, tổ chức vận chuyển. Khi lắp dụng và tháo dỡ cốp pha cần phân chia thành những công đoạn thi công và phối hợp với các công việc khác như đặt cốt thép, đổ bê tông…

Để thực hiện công tác ván khuôn tại công trình, cần làm cho mỗi khu vực, xây dựng có đủ nhận lực với những dụng cụ đồng bộ.

Ky su giam sat kiem tra chat luong cop pha cot

Ván khuôn phải:

  • Có hình dạng, kích thước phù hợp với những bộ phận kết cấu và công trình có trong bản vẽ thiết kế
  • Phải bền, chắc chắn, ổn định, không cong vênh
  • Chịu được tải trọng bản thân, bê tông, cốt thép, trọng lượng của người khi đổ bê tông, sức gió…
  • Kín để không cho nước và vữa xi măng chảy ra
  • Gọn, nhẹ, tiện dụng, vận chuyển và tháo lắp dễ dàng; khi tháo không gây sứt mẻ, vỡ nứt bê tông, cũng như hư hỏng; không gây khó khăn cho việc đặt cốt thép và đổ bê tông.
  • Tạo được bề mặt bê tông phẳng và nhẵn
  • An toàn khi sử dụng

Khi tháo ván khuôn, giàn giáo, không được gây lực chấn động, vì dễ làm hư hỏng bê tông. Các cột giáo chống đỡ chịu tải công trình, cần đặt trên các tấm đệm điều chỉnh được độ cao (như nêm, kích, đệm) hoặc bản thân cột giáo có trang bị bộ phận điều chỉnh được độ cao (như bố trí vít xoay tại chân cọt, đầu cột, hoặc cách chân cột một khoảng từ 0,8 – 1m).

Vật liệu dùng làm cốp pha

Vật liệu dùng làm cốp pha có thể là:

Gỗ tròn, gỗ xẻ: dùng làm cốp pha luân lưu, cốp pha cố định.

Tôn, thép cán, thép hình gập nguội: dùng làm cốp pha công cụ.

Gỗ dán, để lát mặt cốp pha có khung sườn bằng gỗ hoặc thép, làm cốp pha có bề mặt cong.

Gỗ, thép kết hợp để làm cốp pha định hình gỗ, thép nhằm tăng tuổi thọ của các thành phần bằng gỗ.

Lưới thép dùng khi đổ bê tông “không có cốp pha”, nhưng phải phù hợp với chỉ dẫn trong thiết kế công trình.

Tấm vỏ mỏng xi măng lưới thép hoặc tấm bằng bê tông, bê tông cốt thép…

Liên hệ công ty thiết kế xây dựng uy tín

Trên đây là những thông tin về cốp phaDr. Home tổng hợp sơ lược để giới thiệu đến quý khách hàng. Nếu quý khách có nhu cầu thiết kế, xây dựng, cải tạo nhà phố biệt thự, vui lòng liên hệ để được đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư của chúng tôi tư vấn & khảo sát, báo giá.

Công ty TNHH Sửa chữa nhà Doctor Home

Mã số thuế: 0315058363

Điện thoại: 0901172859

Email: cskh.drhome@gmail.com

Website: https://drhome.com.vn/

Google Map Dr. Home : https://g.page/drhome1707

Địa chỉ: 22 Đường số 8, Khu Z756, Phường 12, Quận 10, TPHCM

Văn phòng: 102 Harmona, Verosa Park, P. Phú Hữu, TP Thủ Đức

.

Nguồn: Nhà Xuất Bản Xây Dựng

Bình luận
 

0901172859