Menu

Quy Chuẩn Xây Dựng Đối Với Nền Móng Nhà

Móng hay nền móng của công trình là kết cấu nằm dưới cùng có nhiệm vụ chịu trực tiếp tất cả tải trọng cho công trình. Từ cột, sàn cho đến con người và vật dụng nội thất bên trong công trình. Cùng Doctor Home tìm hiểu về những điều cần lưu ý khi thi công nền móng nhà nhé!

Nền móng được dùng để giữ cho công trình an toàn khi truyền tải xuống mặt đất. Do đó, tất cả các công trình xây dựng phải có đủ nền móng (thường là bê tông). Tùy thuộc vào đặc điểm riêng của vị trí lô đất hoặc ý định của chủ đầu tư mà sẽ có sự khác nhau giữa các công trình. Các móng này có thể được đúc dưới dạng lấp sâu (lấp gần hết rãnh) hoặc lấp nông (nơi cung cấp độ dày tối thiểu để truyền tải trọng cho đất).

Có những loại móng khác có thể được sử dụng nếu điều kiện nền đất không làm cho việc lấp rãnh trở nên khả thi. Bạn nên liên hệ với một kỹ sư kết cấu hoặc nói chuyện với quản lý công trình để được tư vấn thêm.

Các yếu tố cần quan tâm khi thiết kế thi công nền móng:

Loại đất nền làm móng nhà

Loại đất để đặt nền móng công trình thì rất quan trọng bởi vì 2 lý do sau.

  • Đất phải có khả năng chịu trọng lượng (tải trọng) của nền và những phần trên nữa của công trình. Các loại đất khác nhau có khả năng chịu tải khác nhau.
  • Cách mà đất phản ứng với sự thay đổi của độ ẩm (chẳng hạn như trong mùa mưa kéo dài hoặc mùa khô) có thể dẫn đến đất nở ra hoặc co lại. Đây là một vấn đề đặc biệt với một số loại đất sét.

Những thay đổi này chủ yếu xảy ra ở độ sâu nhất định (thường khoảng 0,75m) do đó nền móng cần được làm sâu hơn để chúng không bị ảnh hưởng bởi chuyển động của mặt đất.\

>> Xem thêm: Lưu Ý Về Định Vị Lô Đất Và Ép Cọc

Doctor Home thi cong xay nen mong cho nha pho duong Cach Mang Thang Tam Quan 10

Công trình liền kề

Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng việc đào móng mới không làm xói mòn các công trình lân cận. Thông thường thì chúng ta sẽ đào ít nhất đến độ sâu bằng với đáy móng của tòa nhà lân cận. Nếu việc đào chạy dọc theo móng hiện có thì cần phải cẩn thận – ví dụ, bằng cách đào và đổ bê tông móng theo các đoạn ngắn hơn để tránh làm xói mòn toàn bộ chiều dài của cấu trúc liền kề.

Khi xay dung can phai chu y nhung cong trinh lien ke vi thi cong mong se co anh huong

Vách tường công trình liên kề lộ thiên sau khi đập bỏ công trình lân cận

Cây cối xung quanh

Cây cối sẽ hút ẩm từ mặt đất xung quanh và có thể xa hơn qua hệ thống rễ của chúng. Khi hơi ẩm được hút thì khu vực đất đó sẽ có xu hướng co lại. Nền đất co lại bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:

a. Loại đất

Đất sét dễ co ngót hơn các loại đất khác. Do đó, sự chuyển động quá mức của mặt đất có thể gây ra hư hỏng cho nền và kết cấu mà nền chịu tải. Kích thước và loại cây: cây hoặc cây bụi sẽ phát triển lớn như thế nào (chiều cao trưởng thành của nó) và loại cây sẽ quyết định lượng ẩm mà nó thường hút từ mặt đất.

b. Cây cối

Nếu có sự hiện diện của cây cối ở khu vực nền móng là đất sét thì chúng ta phải đào sâu hơn đáng kể so với dự kiến ban đầu. Cho dù nếu cây ở đủ xa, có thể không có tác động nhưng vẫn phải thực hiện điều này.

Lưu ý: Cây ở đó bị chặt bỏ sắp chết, toàn bộ hoặc một phần hơi ẩm trong hệ thống rễ sẽ thoát ra ngoài dần dần vào đất. Nếu đất này là đất sẽ thì có có thể gây phồng đất và làm hỏng nền móng và các kết cấu lân cận được hỗ trợ. Ngoài ra, rễ cây có thể ăn sâu và làm nứt vỡ nền móng hoặc bờ tường công trình về sau, hãy đặc biệt lưu ý điều này.

Cống rãnh

Khi tải trọng từ móng của một tòa nhà được truyền vào đất, nó sẽ lan xuống bên ngoài chân móng theo một góc điển hình là 45 độ. Nếu cống hoặc cống thoát nước nằm trong khu vực 45 độ đó, nó có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi tải trọng từ nền và có thể bị nứt. Do đó, việc đào móng thường ít nhất phải bằng độ sâu với đáy (phần ngược) là phần sâu nhất của cống, rãnh.

Doctor Home thi cong ep coc be tong cot thep cho mong nha pho chu Hieu tren duong CMT8 Quan 10

Doctor Home thi công ép cọc chuẩn bị xây dựng nhà

Quy mô xây dựng

Móng nhà sẽ cần phải chịu nhiều trọng lượng hơn khi xây dựng nhà hai tầng so với một tầng. Điều này có nghĩa là chúng ta phải quan tâm đặc biệt đến chiều sâu và chiều rộng của móng. Vì nó liên quan trực tiếp đến khả năng chịu lực của đất nâng đỡ nó. Chiều rộng của móng cũng bị chi phối bởi độ dày của tường.

Doctor Home xay nha tron goi 497B Cach Mang Thang 8 Phuong 13 Quan 10 TPHCM

Nhà phố 4 tầng thì sẽ thi công móng khác với nhà 1 tầng

Hiện trạng bề mặt đất

Nói chung, nền đất chưa được xây dựng và không bị đào xới nhiều sẽ là một nền đất xây dựng tốt. Có vài trường hợp, những khu vực trước đây đã được đào xới hoặc san lấp mặt bằng để làm gì đó sẽ thường là đất mềm, hỗn hợp với các vật thể lạ. Không thể làm móng nếu nền đất đó không ổn định như vậy.

Be mat nen nha pho duong Cach Mang Thang Tam ma Doctor Home chuan bi xay dung tai Quan 10

Bãi rác

Một số lô đất được xây dựng trên các bãi chôn lấp rác có thể yêu cầu hình thức móng vững hơn. Ví dụ như đóng cọc vì lòng đất không bị xáo trộn thì phải ở sâu nhiều mét. Chúng ta có thể thay thế bằng móng “bè”. Một kỹ sư kết cấu sẽ có thể tư vấn thêm cho bạn.

Coc be tong cot thep duoc Doctor Home su dung cho mong nha pho chu Hieu tai Quan 10

Cọc bê tông cốt thép là loại phổ biến dùng cho móng

Chú ý hơn về an toàn lao động khi làm việc trong khu vực có cống rãnh do có nguy cơ sập, sạc lở gây nguy hiểm và thương tích.

Nguồn: planningportal.co.uk

Liên hệ công ty thi công xây dựng uy tín

Doi ngu cong nhan ky su Doctor Home xay mong nha pho chu Hieu duong CMT8 Quan 10

Trên đây là những điều chúng ta cần chú ý khi thi công xây dựng móng nhà hay bất kỳ công trình nào. Nếu có nhu cầu thi công xây dựng, sửa chữa cải tạo công trình… vui lòng liên hệ với Doctor Home để được tư vấn, khảo sát và báo giá chi tiết nhé!

Bình luận
 

0901172859