Menu

Khảo Sát Địa Chất Công Trình Là Gì?

Trong thiết kế xây dựng công trình thì khảo sát địa chất là một trong những công đoạn quan trọng để đảm bảo tính chính xác và đạt tiêu chuẩn theo quy định. Vậy quy trình thực hiện như thế nào? Cùng Dr. Home tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Khảo sát địa chất là gì?

Khảo sát địa kỹ thuật (khảo sát) là một phần của công tác khảo sát xây dựng thực hiện nhằm đánh giá điều kiện địa chất công trình, dự báo sự biến đổi và ảnh hưởng của chúng đối với công trình xây dựng trong quá trình xây dựng và sử dụng công trình.

Khảo sát địa kỹ thuật bao gồm khảo sát địa chất công trình và quan trắc địa kỹ thuật.
b. Điều kiện địa chất công trình bao gồm đặc điểm địa hình, địa mạo; cấu trúc địa chất; đặc điểm kiến tạo; đặc điểm địa chất thuỷ văn; đặc điểm khí tượng – thuỷ văn; thành phần thạch học; các tính chất cơ – lý của đất, đá; các quá trình địa chất tự nhiên, địa chất công trình bất lợi.
c. Điểm thăm dò là vị trí mà tại đó khi khảo sát thực hiện công tác khoan, đào, thí nghiệm hiện trường (xuyên, cắt, nén tĩnh, nén ngang, thí nghiệm thấm…), đo địa vật lý…

Nhiệm vụ khảo sát do nhà thầu thiết kế hoặc nhà thầu khảo sát xây dựng lập theo yêu cầu của chủ đầu tư. Nhiệm vụ khảo sát được lập riêng cho lựa chọn địa điểm hoặc cho thiết kế xây dựng công trình.

Trường hợp chủ đầu tư có đủ điều kiện năng lực phù hợp theo quy định về khảo sát xây dựng hoặc về thiết kế xây dựng công trình thì được tự lập nhiệm vụ khảo sát.

Nguồn tham khảo: Thông tư 06 /2006/TT-BXD ngày 10 tháng 11 năm 2006. Hướng dẫn khảo sát địa kỹ thuật phục vụ lựa chọn địa điểm và thiết kế xây dựng công trình.

Vậy, khảo sát địa chất công trình là công tác nghiên cứu, đánh giá điều kiện địa chất công trình tại vị trí cần xây dựng công trình nhằm mục đích xác định các tính chất cơ lý của đất đá, cấu trúc nền đất, điều kiện nước ngầm và các hiện tượng địa chất có thể xảy ra… để phục vụ cho công tác thiết kế và xây dựng công trình. Từ những kết quả của quá trình khảo sát, đơn vị thiết kế xây dựng có thể đề xuất những phương án phù hợp cho nền móng công trình…

Xem thêm: 

Khao sat dia chat cong trinh

Tại sao nên khảo sát địa chất công trình?

  • Khảo sát địa chất phục vụ cho công tác thiết kế xây dựng công trình
  • Đảm bảo giải pháp xây dựng công trình tối ưu nhất có thể
  • Đảo đảm cho việc xây dựng tránh được sự cố bất ngờ về mặt địa chất.

Quy trình khảo sát công trình cho công tác thiết kế

a. Thu thập, phân tích và đánh giá tài liệu khảo sát hiện có của khu vực xây dựng; đánh giá hiện trạng các công trình xây dựng liền kề có ảnh hưởng đến các công trình thuộc dự án;

b. Đo vẽ địa chất công trình;

c. Thăm dò địa chất công trình, địa chất thuỷ văn;

d. Thăm dò địa vật lý (nếu cần);

đ. Khảo sát khí tượng – thuỷ văn (nếu cần);

e. Nghiên cứu đặc điểm kiến tạo (nếu cần);

g. Thí nghiệm mẫu đất đá, mẫu nước trong phòng thí nghiệm;

h. Quan trắc địa kỹ thuật;

i. Chỉnh lý và lập báo cáo kết quả khảo sát.

Khao sat dia ky thuat

Nội dung báo cáo khảo sát địa kỹ thuật

A.1 Mở đầu

– Nêu mục đích yêu cầu và nhiệm vụ của công tác khảo sát;

– Các căn cứ phục vụ công tác khảo sát;

– Khái quát điều kiện mặt bằng, đặc trưng kết cấu, tải trọng, số tầng nhà và các yêu cầu đặc biệt
khác.

A.2 Phương án khảo sát

– Khối lượng, tiến độ công việc khảo sát, thí nghiệm;

– Bố trí các điểm thăm dò;

– Các phương pháp khảo sát: nêu rõ tiêu chuẩn hoặc cơ sở áp dụng để thực hiện các phương
pháp khảo sát và thí nghiệm.

A.3 Điều kiện địa kỹ thuật của đất nền

– Phân biệt, phân chia và mô tả đất, đá theo thứ tự địa tầng trong đó đề cập đến cả diện phân bố,
thế nằm qua kết quả khảo sát;

– Nước dưới đất và các vấn đề liên quan đến thi công và ăn mòn, xâm thực đến vật liệu nền
móng và công trình;

– Tổng hợp tính chất cơ lý các lớp đất đá theo các loại thí nghiệm và lựa chọn giá trị đại diện
phục vụ tính toán thiết kế nền móng;

– Kết quả quan trắc địa kỹ thuật (nếu có).

A.4 Đánh giá điều kiện địa kỹ thuật phục vụ xây dựng công trình

– Trình bày rõ địa tầng, tính chất cơ lý của đất nền, đánh giá định tính và định lượng mức độ
đồng đều của các lớp đất, đặc trưng độ bền và tính biến dạng của đất nền;

– Chỉ rõ các hiện tượng địa chất bất lợi đang hoặc có thể có, phân tích sự ổn định của đất nền
dưới tác dụng của tải trọng;

– Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện địa chất thuỷ văn đối với công tác thi công nền móng, đánh
giá sự ổn định của mái dốc, độ ăn mòn của nước đối với bê tông và bê tông cốt thép, đồng thời
đưa ra phương án dự phòng;

– Nên có phân tích, khuyến cáo sử dụng hợp lý môi trường địa chất cho mục đích xây dựng công
trình;

– Đánh giá sự ảnh hưởng công trình xây dựng với các công trình lân cận.

A.5 Kết luận chung và kiến nghị

A.6 Phần phụ lục

Phần phụ lục báo cáo gồm các bản đồ, mặt cắt, bản vẽ, bảng tính, biểu đồ. Các phụ lục cần thiết
phải có:

– Mặt bằng bố trí các điểm thăm dò;

– Các trụ địa tầng hố khoan;

– Mặt cắt địa kỹ thuật: các mặt cắt dọc, ngang trên đó thể hiện thứ tự tên gọi lớp, số hiệu lớp, ký
hiệu đất, đá, nước dưới đất, biểu đồ thí nghiệm, giá trị cơ lý đại diện…;

– Bảng tổng hợp tính chất cơ lý theo lớp;

– Các biểu đồ thí nghiệm hiện trường và trong phòng;

– Các biểu bảng khác liên quan đến kết quả khảo sát;

– Tài liệu tham khảo.

Nguồn: Tiêu chuẩn: TCVN 9363:2012

Khao sat xay dung

Liên hệ công ty cải tạo nhà, kiểm định, khảo sát địa chất uy tín

Nếu quý khách hàng có nhu cầu thiết kế, xây dựng, cải tạo nhà, kiểm định chất lượng công trình xây dựng, khảo sát địa chất – khảo sát xây dựng vui lòng liên hệ để được đội ngũ kỹ sư & kiến trúc sư của Dr. Home tư vấn chi tiết.

Thi cong xay dung cong trinh Dong Nai

Công ty TNHH Sửa chữa nhà Doctor Home

Mã số thuế: 0315058363

Điện thoại: 0901172859

Email: cskh.drhome@gmail.com

Website: https://drhome.com.vn/

Google Map Dr. Home : https://g.page/drhome1707

Địa chỉ: 22 Đường số 8, Khu Z756, Phường 12, Quận 10, TPHCM

Văn phòng: 102 Harmona, Verosa Park, P. Phú Hữu, TP Thủ Đức

Bình luận
 

0901172859