Tìm Hiểu Về Smarthome
Theo bạn thì smarthome là gì và thường được xây dựng/thiết kế với mục đích gì? Liệu rằng một smarthome có khác biệt gì so với một ngôi nhà thông thường hay không? Cùng DrHome tìm hiểu những thông tin về nhà thông minh bạn nhé!
Nhà thông minh là gì?
Khái niệm về smarthome vẫn còn mới và thực chất vẫn chưa hoàn toàn được cụ thể. Nhà thông minh được hiểu là một ngôi nhà bình thường được tích hợp nhiều thiết bị tự động, được điều khiển thông qua những thiết bị di động khác hoặc tự động thực hiện dựa theo điều kiện xung quanh thay đổi với những thông tin đã được cấu hình định sẵn.
Vẫn chưa có một công ty hay đơn vị nào thực sự thống lĩnh được thị trường nhà thông minh hay có tên tuổi vì có rất nhiều kiểu thiết kế khác nhau và mật độ của thiết bị thông minh được sử dụng trong nhà cũng không được quy định cụ thể.
Xem thêm:
- Nhà Thông Minh Và Những Điều Cần Biết
- Top 10 mẫu cải tạo nhà phố đẹp, hiện đại 2024
- Danh Sách 24 Kiểu Kiến Trúc Nhà Phổ Biến
Những gì có trong một ngôi nhà thông minh?
Với một smarthome thì các vật dụng đều có thể “smart” – thông minh hoá được. Những thiết bị, vật dụng có thể kể đến là điều nhiệt thông minh, đèn chiếu sáng thông minh, rèm cửa thông minh hoặc cửa chính/cửa sổ thông minh… Những thiết bị này có thể kết hợp trợ lý giọng nói như Google Assistant và Alexa để tiếp nhận và phản hồi thông tin.
Chẳng có một quy định nào cụ thể là smarthome nên được lắp bao nhiêu thiết bị tự động, dù cho là một vài hay hơn một chục thì vẫn là một ngôi nhà thông minh. Tuỳ thuộc vào ngân sách của bạn cũng như tuỳ thuộc vào ngân sách mà bạn chi để xây nhà, vì nhà phố 2 tầng hay nhà phố 4 tầng vẫn được gọi là nhà.
Xem thêm: Hướng Dẫn Một Số Biện Pháp Chống Ồn Cho Ngôi Nhà
Bộ điều nhiệt thông minh
Vài năm trước, máy điều nhiệt thông minh là thiết bị được nhiều khách hàng lựa chọn đặt cho ngôi nhà của mình với hứa hẹn sẽ mang đến một trải nghiệm thoải mái nhất cho bạn khi có mặt trong nhà.
Thông qua trí thông minh nhân tạo, một bộ điều chỉnh nhiệt thông minh sẽ học được từ khi bạn có mặt trong nhà thì nhiệt độ lúc đó thích hợp mà bạn yêu thích là khoảng bao nhiêu độ và nóng lạnh thế nào. Sau khi học và nắm được những thông tin cần thiết, nó sẽ tự điều chỉnh nhiệt độ tự động hoàn toàn.
Đèn và ổ cắm thông minh điều khiển bằng giọng nói
Đèn thông minh và phích cắm thông minh có nhiều dạng khác nhau. Những thiết bị này rõ ràng là chúng ta đều có thể tự lắp đặt sao cho theo đúng sở thích và nhu cầu của chúng ta.
Bóng đèn thông minh có nhiều màu sắc mà bạn có thể thay đổi một cách nhanh chóng và dễ dàng. Tuy nhiên thì tính năng thông minh đôi khi lại chỉ tích hợp trong một bóng đèn, nên hãy bày tỏ mong muốn với những đơn vị thi công nhà thông minh về những gì bạn mong muốn. Chẳng hạn như điểu khiển được hết tất cả bóng đèn thay vì riêng lẻ từng cái một hay thay đổi màu sắc như thế nào. Nếu càng nhiều tính năng thì những thiết bị này càng đắt, dĩ nhiên rồi.
Các ổ cắm thông minh và phích cắm thông minh thường có cùng các tính năng – có thể bao gồm tự động hóa, tích hợp trợ lý giọng nói và giám sát năng lượng. Sự khác biệt chính là dễ dàng cài đặt và khoảng cách. Để sử dụng phích cắm thông minh, hãy cắm nó vào ổ cắm sau đó cắm thiết bị vào đó mà không cần nối dây. Nhưng chú ý là nó sẽ mất kết nối khi bạn ra khỏi phòng hay khu vực lắp đặt.
Chuông cửa và khóa thông minh
Không chỉ hoạt động trong khu vực nhà bạn mà còn có thể điều khiển thông qua thiết bị di động thông minh khác từ xa. Chẳng hạn như bạn có thể cấp quyền và kiểm soát những ai ra vào nhà bạn. Thay vì như truyền thống là dùng chìa khoá, thì bạn có thể cấp quyền truy cập bằng mã pin hoặc hình thức khác. Khi không cần thiết nữa thì bạn có thể thu hồi quyền truy cập đối với ai đó. Loại hình này không khó để cài đặt nên đây là một giải pháp khá tiện ích cho nhà thông minh.
Chuông cửa thông minh có thể khó cài đặt hơn một chút. Bạn cần xem xét xem có hệ thống dây điện hoạt động được từ cổng cho tới trong nhà hay không. Nếu có thì ổn rồi, còn không thì bạn có thể phải sử dụng thiết bị hoạt động bằng pin. Khi đã có đầy đủ các thiết bị, chuông cửa có camera sẽ hiển thị cho bạn video khi ai đó đến gần cửa nhà hoặc phát hiện chuyển động khác. Trong trường hợp bạn thấy mặt ai đó thân quen và biết được họ có nhu cầu gặp bạn hoặc vào nhà thì bạn có thể mở khoá từ xa cho họ vào nhà.
Trợ lý giọng nói kết nối mọi thứ cho smarthome
Các trợ lý giọng nói như Google Home và Alexa đang giết chết trung tâm smarthome và nói chung đó là một điều tốt. Với trợ lý giọng nói, bạn có thể liên kết các thiết bị của mình lại với nhau để điều khiển cho chúng hoạt động cùng nhau.
Điều đó có nghĩa là bạn có thể điều khiển toàn bộ các thiết bị trong phòng, hoặc cũng có thể là toàn bộ ngôi nhà và có thể tạo các thói quen tự động hóa để chăm sóc mọi thứ cho bạn. Nếu bạn thường xuyên quên tắt đèn hoặc khóa cửa trước khi rời đi thì những thiết bị này có thể giúp bạn thực hiện điều đó. Giống như một trung tâm thông minh, mọi thiết bị được kết nối với trợ lý giọng nói của bạn đều có thể được điều khiển từ một ứng dụng duy nhất. Điều này tốt hơn nhiều so với việc ứng dụng của nhà sản xuất điều khiển chỉ một thiết bị.
Tham khảo: Hướng Dẫn Thiết Kế Phòng Khách Cực Đơn Giản Cho Bạn
Smarthomes khá tốn kém?
Có lẽ nhiều bạn sẽ nghĩ rằng smarthomes thì chắc chắn đắt tiền, nhưng điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Mặc dù các thiết bị dùng cho smarthome có thể tốn tiền, đó chỉ là con số nhỏ so với những thứ bạn đã chi cho việc thiết kế trang trí nội thất.
Giá cả của smarthome chỉ dao động từ 10 triệu với những thiết bị đơn giản. Còn nếu muốn đầu tư một cách đáng giá thì giá cả có thể lên đến vài chục triệu tuỳ theo ngân sách của bạn.
Ban đầu, bạn có thể lựa chọn một trợ lý ảo như Google Home Mini hoặc Amazon Echo Dot , sau đó thử nghiệm với một vài bóng đèn. Dần dần bạn có thể thay đổi ngôi nhà cơ bản của mình thành nhà thông minh theo thời gian mà không tốn kém chi phí quá nhiều.
Nếu bạn để ý kỹ thì gần như mọi smarthome đều khác nhau, và điều đó không có gì đáng ngạc nhiên vì bản thân nhà mỗi ngôi nhà đều có mỗi kết cấu, kiến trúc khác nhau, nhưng trên hết là do chính bạn quyết định xem ngôi nhà của mình sẽ được thiết kế như thế nào.
Trên đây là những thông tin về nhà thông minh mà Doctor Home gửi bạn tham khảo. Hiện tại trên thị trường Việt Nam cũng đã có nhiều đơn vị uy tín cung cấp các giải pháp smarthome khá tiện ích và không quá đắt bằng cách sửa chữa cải tạo nhà cũ hoặc ngay sau thi công xây dựng một số hạng mục nhỏ của ngôi nhà.
Dù có cần thiết cho bạn hay không, thì nhà thông minh vẫn là một công nghệ tiên tiến hữu ích đáng được quan tâm và sử dụng rộng rãi trong đời sống hiện tại của chúng ta.
Công ty TNHH Sửa chữa nhà Doctor Home
- Mã số thuế: 0315058363
- Điện thoại: 0901.172.859
- Email: cskh.drhome@gmail.com
- Website: https://drhome.com.vn/
- Chỉ đường Doctor Home Quận 10: https://g.page/drhome1707
- Trụ sở: 22 Đường số 8, Khu Z756, Phường 12, Quận 10, TP HCM
- Văn phòng: 102 Đường 291 (Verosa Park), Phường Phú Hữu, TP Thủ Đức