Trần Thạch Cao Và Những Điều Bạn Chưa Biết
Trong thi công xây dựng nhà ở, cụ thể là trần nhà thì chúng ta thường thấy vật liệu lắp đặt phổ biến thường là trần thạch cao hoặc la phông. Tại sao một số ngôi nhà lợp la phông còn một số ngôi nhà lại lắp đặt trần nhà bằng thạch cao? Cùng DrHome tìm hiểu về điều này qua bài viết dưới đây nhé!
Trần thạch cao là gì?
Trần thạch cao là lớp trần làm từ những tấm thạch cao được lắp đặt và cố định bởi một hệ khung xương được làm bằng nhôm kẽm hình chữ U kết nối với nhau thông qua ốc vít. Đây là một loại trần giả nằm dưới trần nhà chính thường được sử dụng phổ biến trong việc trang trí thiết kế để ngôi nhà trở nên thẩm mỹ và sang trọng hơn. Ngoài sàn và tường thì trần giả này có tiết diện bao phủ bề mặt lớn nhất trong ngôi nhà.
>> Xem thêm:
- Những Lưu Ý Khi Sửa Chữa Trần Thạch Cao
- Dịch Vụ Sửa Chữa Cải Tạo Nhà Uy Tín
- Thi Công Cải Tạo Nâng Tầng Nhà Phố Quận 3
Cấu tạo của hệ trần bằng thạch cao
Hệ khung xương: đây là khung chính có tác dụng để giữ các tấm thạch cao lên sàn/trần nhà ở phía trên, chịu lực để đảm bảo toàn bộ hệ thống trần được vững chắc.
Tấm thạch cao: nằm dưới cùng và tạo kiến trúc phẳng cho hệ trần, được liên kết với hệ khung xương thông qua ốc vít.
Lớp sơn bả: dùng để tạo màu sắc, độ nhẵn mịn và được chọn màu sao cho phù hợp với thiết kế của không gian trong phòng.
Tại sao nên lắp trần thạch cao cho nhà?
Trong thi công xây dựng thì hệ thống điện, đường ống nước được đặt âm tường, trong những lớp nền bê tông. Nhưng ngôi nhà chúng ta thì không chỉ có bấy nhiêu đó, những thứ khác sẽ được lắp đặt thêm như nhiều đường dây điều hoà, đường dây diện chiếu sáng nếu thêm mới hoặc đường dây quạt trần… Vậy nên chúng ta không thể lắp đặt tất cả đường dẫn này vào tường bê tông hết được, thay vào đó chúng ta sẽ lắp đặt trần giả như trần bằng thạch cao để che đi đống dây dẫn lộn xộn đó.
Hơn nữa, việc lắp đặt và trang trí trần giả bằng thạch cao còn là một điểm nhấn quan trọng cho không gian, kiến trúc nội thất của căn phòng hay ngôi nhà.
Tấm thạch cao được làm bằng gì?
Tấm thạch cao sử dụng làm trần được làm bằng cách dùng thạch cao thiên nhiên nung ở nhiệt độ khoảng 150 °C. Sau đó được thêm một số chất phụ gia để được chắc chắn hơn như tinh bột, sợi thủy tinh, K2SO4.
Các loại trần thạch cao
Trần nổi
Đây là loại trần có khung nổi, tức là sau khi hoàn thiện xong thì một phần của khung xương vẫn còn thấy được chứ không ẩn đi, thường được thi công bằng cách cầm tấm thạch cao thả đúng vị trí trên khung xương sau khi khung xương được thi công xong. Vậy nên còn gọi là trần thả. Loại trần này có ưu điểm là thi công đơn giản và nhanh chóng, dễ dàng sửa chữa hơn và ít bị võng, nhưng loại trần này khó thay đổi mẫu mã và không thích hợp dùng trong không gian nhỏ.
Trần chìm
Trần phẳng hay trần chìm là loại trần sau khi thi công có các tấm nằm trên cùng một mặt phẳng. Lắp đặt khá đơn giản và cho cảm giác rộng rãi và đơn giản, thích hợp cho những không gian rộng rãi. Tuy nhiên, loại trần này bị hạn chế về mẫu mã và nếu gặp phải một đội thi công không chuyên thì có thể sẽ hiện ra nhiều lỗi vặt như ghồ ghề, sơn không đều…
Trần giật cấp là loại trần được phân cấp xuống với tính nghệ thuật và thẩm mỹ cao. Trần này rất đa dạng mẫu mã, giúp ngôi nhà trở nên hiện đại, sang trọng hơn với hầu hết các loại không gian khác nhau. Tuy nhiên cần lưu ý là loại trần này thi công phức tạp và tốn thời gian, nếu có hư hỏng thì phải thay thế toàn bộ hệ thống trần chứ không thể thay thế riêng lẻ những tấm bị hỏng.
Ngoài những loại cơ bản trên thì còn có những loại được phân chia theo công năng như trần chống ấm, trần cách âm, trần chống cháy.
Cách lắp đặt trần thạch cao
- Trước tiên là phải có hệ khung của trần, được làm bằng nhôm kẽm.
- Sau khi cố định khung trần đúng vị trí, thì đưa các tấm thạch cao lên và bắt ốc vít vào hệ khung sao cho chắc chắn và phù hợp.
- Tiếp theo sẽ dán các khoảng trống giữa các tấm thạch cao bằng băng keo lưới và bột trít.
- Cuối cùng là xử lý phần viền trần, sơn và vệ sinh hoàn thiện.
Khoảng cách trần chính & thạch cao là bao nhiêu?
Nhiều chủ nhà sẽ muốn hạ trần càng ít càng tốt để ngôi nhà có chiều cao nhiều hơn. Tuy nhiên, khoảng cách của trần phụ so với trần gốc không được quá sát vì cần có không gian để lắp đặt các đường ống khác nữa như đường ống máy lạnh, dây diện đèn chiếu sáng… Cơ bản thì khoảng cách để lắp đặt đường ống sẽ dao động từ 320mm.
Những lợi ích quan trọng
- Trần nhà sẽ thấp hơn làm giảm dung tích của căn phòng, máy lạnh sẽ làm mát phòng nhanh hơn, giảm tiền điện đáng kể cho bạn.
- Thay thế bóng đèn dễ dàng hơn vì trần thấp, vậy nên bạn chỉ cần có một cái ghế là bạn có thể thay thế dễ dàng đèn chiếu sáng.
- Một lợi ích khác của việc lắp đặt trần này là nó có khả năng chống cháy. Vì thạch cao chứa một lượng nước nhỏ, nó sẽ không cháy hoặc làm lan rộng đám cháy.
- Có thể giảm âm cho căn phòng, giúp phòng yên tĩnh hơn.
- Chống được sự tấn công của mối mọt hiệu quả.
Tuy nhiên, vấn đề nhược điểm lớn nhất của nó là không chịu được nước. Nó sẽ ngã vàng khi có nước từ trần trên rò rỉ. Nếu khắc phục được vấn đề rò rỉ thì chúng ta có thể sơn lại phần trần đã bị ố vàng.
Đơn giá trần thạch cao khoảng bao nhiêu?
Giá trần thấp nhất trên thị trường dao động từ 130.000 VND/m2.
Trên đây là những thông tin về trần thạch cao mà bạn cần biết trước khi thi công lắp đặt. Nếu cần thi công sửa chữa cải tạo cho ngôi nhà hoặc có bất kỳ thắc mắc về việc tân trang ngôi nhà, vui lòng liên hệ để được Doctor Home tư vấn khảo sát chi tiết nhé!
Công ty TNHH Sửa chữa nhà Doctor Home
Mã số thuế: 0315058363
Điện thoại: 0901172859
Email: cskh.drhome@gmail.com
Website: https://drhome.com.vn/
Google Map Dr. Home Quận 10: https://g.page/drhome1707
Trụ sở: 26 Hẻm 283 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 12, Quận 10, HCM
Văn phòng: 102 Harmona, Verosa Park, Phường Phú Hữu, TP Thủ Đức